"Gấu trúc" trong các ký tự Trung Quốc Phồn thể (trên cùng) và Giản thể (dưới cùng)
"Gấu trúc" trong các ký tự Trung Quốc Phồn thể (trên cùng) và Giản thể (dưới cùng)
Vì phần lớn gấu trúc Trung Quốc tập trung ở tỉnh Tứ Xuyên và một số ‘đỉnh lưu Pandabiz’ đang phân bổ ở một số cơ sở bảo tồn gấu trúc khác tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thanh Đảo, Hà Nam,Tây An,... nên bài viết này sẽ gợi ý một số cơ sở gấu trúc nổi tiếng và có sự góp mặt của các nhân vật đình đám làng quốc bảo, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới các bạn.
Trung Quốc, đất nước với nền văn hóa phong phú và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Một trong những trải nghiệm đặc biệt và đáng nhớ nhất khi du lịch Trung Quốc chính là ngắm nhìn những chú gấu trúc dễ thương, loài động vật biểu tượng của quốc gia này. Vậy du lịch Trung Quốc ngắm gấu trúc ở đâu? Dưới đây là một số địa điểm nổi tiếng để du khách có thể chiêm ngưỡng và khám phá cuộc sống của những chú gấu trúc.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Thành Đô, còn được gọi là Cơ sở Nghiên cứu Gấu Trúc Lớn Thành Đô, nằm ở ngoại ô thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Đây là một trong những trung tâm bảo tồn gấu trúc lớn và nổi tiếng nhất trên thế giới. Trung tâm này không chỉ tập trung vào việc bảo tồn và nhân giống gấu trúc mà còn cung cấp cơ hội cho du khách được quan sát và tìm hiểu về cuộc sống của chúng trong môi trường tự nhiên.
Các điểm tham quan chính ở cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc khổng lồ Thành Đô bao gồm: Bảo tàng gấu trúc khổng lồ Thành Đô, Trung tâm khám phá khoa học gấu trúc, Tháp gấu trúc, Thung lũng gấu trúc, và các nhà hàng, quán cà phê trong khuôn viên.
Wolong, nằm cách Thành Đô khoảng 130 km, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc. Khu bảo tồn này không chỉ là nơi sinh sống của hàng trăm cá thể gấu trúc mà còn là nơi nghiên cứu và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm khác. Đến Wolong, du khách sẽ có cơ hội tham gia các chương trình bảo tồn, chăm sóc gấu trúc và thậm chí có thể ôm những chú gấu trúc con dễ thương.
Nằm ở tỉnh Thiểm Tây, khu bảo tồn thiên nhiên Foping cũng là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích gấu trúc. Với diện tích rộng lớn và môi trường sống phong phú, Foping là nơi sinh sống của nhiều loài gấu trúc lớn. Du khách đến đây không chỉ có thể ngắm nhìn gấu trúc trong môi trường tự nhiên mà còn có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn.
Vườn thú Bắc Kinh, một trong những vườn thú lâu đời và lớn nhất Trung Quốc, cũng là nơi du khách có thể dễ dàng nhìn thấy gấu trúc. Khu vực nuôi dưỡng gấu trúc tại đây được thiết kế mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng, giúp du khách có cái nhìn gần gũi và chân thực nhất về cuộc sống của loài động vật này.
Vườn thú gấu trúc Bắc Kinh ở Sở thú Bắc Kinh được xây dựng vào năm 1990 có hình dáng độc đáo và từng được chọn là một trong “Mười tòa nhà hàng đầu ở Bắc Kinh” và “Tòa nhà chất lượng của Bắc Kinh” năm đó. Khu bảo tồn gấu trúc ở sở thú Bắc Kinh có tổng diện tích 10.000 mét vuông, với diện tích xây dựng là 1.452 mét vuông, là nơi ở của các đỉnh lưu giới pandabiz.
Cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc Thành Đô – Trung tâm nghiên cứu nhân giống và thả gấu trúc Đô Giang Yển – Thung lũng gấu trúc thành lập vào năm 2006 là một chi nhánh của Cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc khổng lồ Thành Đô là nơi khôi phục và duy trì môi trường sinh thái tự nhiên ban đầu của gấu trúc khổng lồ. Tại khu vực thử nghiệm chuyển tiếp bán nguyên bản để tái thả tự nhiên, gấu trúc khổng lồ sẽ tạm thời sống trong các khu chuồng trại giống như hầm trú ẩn và dần dần thích nghi với cuộc sống trong tự nhiên. Sau khi những cá thể gấu trúc này ổn định, chúng sẽ trải qua quá trình huấn luyện để làm quen với môi trường sống tự nhiên và sau đó được đánh giá xem chúng có phù hợp để thả vào tự nhiên hay không.
Thung lũng gấu trúc này từng là nơi định cư của một số gấu trúc nổi tiếng như Tinh Dung, Gongzai, Nghênh Nghênh, Chi Chi, Kỳ Kỳ,…
Ngắm nhìn gấu trúc tại các địa điểm trên không chỉ mang lại những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ mà còn giúp du khách hiểu thêm về công tác bảo tồn và chăm sóc loài động vật quý hiếm này. Hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch Trung Quốc của bạn và đừng quên ghé thăm những điểm đến này để có cơ hội gặp gỡ những chú gấu trúc dễ thương!
Video ghi lại khoảnh khắc một con gấu trúc khổng lồ sống tại vườn thú ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cố vượt rào để bỏ trốn hiện đang gây sốt trên mạng xã hội nước này.
Gấu trúc nghịch ngợm khét tiếng nhất sở thú vượt rào bỏ trốn
"Nhân vật chính" của video là Meng Lan - chú gấu trúc nổi tiếng nghịch ngợm nhất vườn thú cố gắng trèo qua những bức tường ở khu vực sinh sống. Màn chạy trốn táo tợn của Meng Lan được nhiều du khách đứng ngoài chứng kiến và hò reo thán phục.
Hình ảnh từ video cho thấy, dường như Meng Lan có ý định nhảy xuống nên nhân viên vườn thú buộc phải sơ tán du khách ra xa. Nhưng rồi, con vật thay đổi ý định và lùi lại phía bên kia bức tường. Chú gấu trúc chỉ tận hưởng cảm giác tự do trong thời gian ngắn rồi rơi xuống đất và bị nhân viên vườn thú tóm về chuồng.
Theo đại diện vườn thú, Meng Lan được sinh vào tháng 7/2015 tại Trung tâm nhân giống gấu trúc khổng lồ ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Sau đó, nó được chuyển tới vườn thú Bắc Kinh vào tháng 9/2017 do trung tâm này bị cáo buộc ngược đãi động vật.
Tại "ngôi nhà mới", Meng Lan nổi tiếng với nhiều trò nghịch ngợm buộc các nhân viên phải lên kế hoạch ngăn chặn những pha vượt rào táo bạo của chú gấu trúc 6 tuổi này.
Gấu trúc khổng lồ sống ở một vài dãy núi ở miền trung Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng có ở các vùng lân cận Thiểm Tây và Cam Túc.
Số liệu thống kê thời điểm năm 2013 cho thấy, hiện có khoảng 1.800 con gấu trúc đang sống ở môi trường tự nhiên. Con số này tăng lên rất nhiều so với 1.596 cá thể vào năm 2003. Chính quyền nước này đã xếp chúng vào danh sách "những loài dễ bị tổn thương" thay vì "có nguy cơ tuyệt chủng".
Gấu trúc khổng lồ phân bố nhiều nhất ở 3 tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc và Thiểm Tây của Trung Quốc.
Năm 1990, lần đầu tiên gấu trúc bị liệt vào danh sách "có nguy cơ tuyệt chủng". Nhưng hơn 30 năm sau, nhờ công tác bảo tồn khiến số lượng các cá thể đã tăng lên rõ rệt. Chỉ trong thập kỷ qua, số lượng gấu trúc sống hoang dã ở Trung Quốc tăng gần 20%. Các số liệu dựa trên cuộc điều tra dân số về gấu trúc của quốc gia này được thực hiện hàng thập kỷ qua.