Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!
Nếu bạn cướp ngân hàng, biển thủ công quỹ hoặc dàn dựng một vụ trộm tác phẩm nghệ thuật, IRS sẽ yêu cầu bạn trả thuế cho số tiền thu được. Bởi đại diện cơ quan này cho biết, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy phải được tính vào thu nhập của bạn. Thậm chí, các khoản hối lộ cũng phải chịu thuế.
Trên thực tế, rất ít tội phạm chủ động khai báo về những khoản lợi bất chính của họ trên tờ khai thuế. Nhưng nếu bị bắt, Feds có thể thêm tội trốn thuế vào các cáo buộc chống lại bạn. Đây là điều đã xảy ra với trùm xã hội đen khét tiếng Al Capone – kẻ đã phải thụ án 11 năm tù vì tội trốn thuế.
Thuế thu nhập, thuế lương bổng, thuế tiêu thụ… là những loại thuế cơ bản mà Sở Thuế Liên Bang (được quản lý bởi Bộ Tài Chính) ban hành đối với thường trú nhân và công dân Hoa Kỳ.
Là thuế khi mua hàng tại Mỹ. Thuế này thì tùy theo bang và tùy theo mặt hàng nhưng nó thường dao động ở mức từ 7-9% . Tuy nhiên cũng có những mặt hàng được miễn thuế. Và một lưu ý là khi mua hàng ở Mỹ các bạn cần lưu ý giá tiền niêm yết của mỗi món hàng tại Mỹ chưa bao gồm thuế tiêu dùng VAT.
Thuế Bất Động Sản (Property Taxes ):
Là thuế đánh vào tài sản cụ thể là nhà và đất ở mức 2-5%/năm, tùy bang và tùy khu vực, tương đối cao so với đề xuất 0,3-0,4% của Việt Nam. Tuy nhiên, lãi suất cho vay mua bất động sản ở Mỹ chỉ khoảng 3-5%/năm, trong khi Việt Nam lãi suất cho vay cá nhân mua nhà ở mức phổ biến 10-12%/năm. Nên tính ra cũng không cao tại Mỹ.
Thuế thu nhập cá nhân (Personal Income Tax - PIT):
Thuế thu nhập ở Mỹ được áp đặt bởi liên bang, hầu hết các tiểu bang và nhiều chính quyền địa phương. Thuế thu nhập được xác định bằng cách áp dụng thuế suất, có thể tăng khi thu nhập tăng và ngược lại, thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trừ các khoản khấu trừ. Cụ thể, đối với người có thu nhập thấp thì thuế đóng là 0%, người có mức thu nhập trung bình thì thuế đóng từ 15-20% và người có thu nhập cao thì thuế đóng từ 40-50%. Điểm khác biệt trong việc thu thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ là họ sẽ tính số phí phải nộp từ khoản tiền thù lao thực . Thuế này bao gồm 2 loại thuế là:
- Thuế liên bang (Federal income taxes): Áp dụng cho tất cả các bang ở Mỹ
- Thuế tiểu bang (State income taxes): Được đánh trên hầu hết các bang tại Mỹ, hiện nay chỉ có 7 bang không có thuế thu nhập tiểu bang như: Alaska, Texas, Florida, Washington, Nevada, Wyoming, Miền Nam nước Mỹ.
Đa phần chính quyền tiểu bang và chính quyền khu vực (Thành phố) quản lý Thuế tiêu thụ và tiền thuế được quy định căn cứ trên giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Thuế suất khác nhau tùy theo từng khu vực nhưng thông thường quy định từ 0% đến 16% giá trị bán hàng.Loại thuế này được người bán hàng thu cùng với giá cả tương ứng khi giao dịch sản phẩm/dịch vụ, và người bán hàng phải nộp Thuế tiêu thụ thu được như vậy trong thời hạn do chính quyền quy định.
Đây là loại thuế mà tất cả chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang thu. Thuế lương bổng do chính quyền liên bang thu có thể chia làm 3 loại: FICA (The Federal, Insurance Contribution Act); FIT (Federal Income Tax); FUI (Federal Unemployment Insurance).
Thuế quà tặng – Gift TaxĐây là loại thuế mà người tặng quà (donor) có trách nhiệm phải nộp. Trường hợp người đã tặng quà có giá trị cao hoặc nhận lại số tiền ít hơn số tiền đã tặng người khác thì Đối tượng của thuế quà tặng là người có quyền công dân Hoa Kỳ/ người định cư tại Hoa Kỳ và là người không cư trú nhưng có tài sản quà tặng trong lãnh thổ Hoa Kỳ.Người có quyền công dân Hoa Kỳ/ người định cư tại Hoa Kỳ có nghĩa vụ nộp thuế đối với tất cả tài sản tặng trên toàn thế giới. Riêng với người không cư trú tại Hoa Kỳ – nếu đã tặng tài sản trong lãnh thổ Hoa Kỳ – thì phải sử dụng mẫu 709 để báo cáo và nộp thuế.
Loại thuế này được tính trên tất cả tài sản trên toàn thế giới của công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân hay người cư trú tại Hoa Kỳ đã mất. Người thừa kế phải tiến hành kê khai thuế tài sản thừa kế theo mẫu 706 trong vòng 9 tháng kể từ khi người để lại tài sản thừa kế qua đời.Tài sản thừa kế bao gồm tiền mặt, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, tín thác, lãi từ kinh doanh và các tài sản khác. Tổng của tất cả tài sản thừa kế sau khi khấu trừ các khoản như thế chấp, nợ, chi phí quản lý bất động sản, chi phí ma chay, tài sản chia cho vợ/chồng của người quá cố khoản từ thiện (nếu có) và khoản miễn thuế trọn đời tài sản (Lifetime Exclusion) còn có thể sử dụng, phần còn lại sẽ chịu thuế suất là 40%.
Thuế thu nhập từ đầu tư vốn – Capital Gains
Đây là loại thuế phát sinh do chuyển nhượng tất cả tài sản vốn (Capital Asset) mà cá nhân đang sở hữu. Tài sản này bao gồm tài sản đầu tư, bất động sản, tài sản, tài sản trong kinh doanh. Người nộp thuế thu nhập từ đầu tư vốn được phân thành 3 loại: người có quyền công dân Hoa Kỳ; Người định cư tại Hoa Kỳ; Người cư trú theo luật thuế. Tất cả đều có nghĩa vụ nộp thuế đối với tất cả các thu nhập từ đầu tư vốn trên toàn thế giới.Người không cư trú tại Hoa kỳ không phụ thuộc ba đối tượng trên đây có nghĩa vụ nộp thuế chỉ với thu nhập từ đầu tư vốn về quyền lợi đối tài sản hoặc bất động sản trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
Thuế tài sản là thuế do chính phủ khu vực (Hạt) thu áp dụng thuế suất từ 0,28% đến 2,9% tùy giá trị thị trường của tài sản mà công ty hay cá nhân đó đang sở hữu. Thuế tài sản khác nhau tùy theo từng Hạt nhưng thường áp dụng thuế suất căn cứ và giá giám định tài sản để quyếtđịnh tiền phải đóng.
Loại thuế này được áp dụng khi hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập khẩu vào khu vực khác. Thuế suất hải quan có sự khác nhau tùy nơi xuất phát và loại hàng hóa được nhập khẩu, thông thường là 0 – 20%. Việc nộp thuế hải quan phải được hoàn thành khi kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ.
Trên đây là các loại thuế phổ biến và hiện hành tại Mỹ, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các loại thuế Mỹ để chuẩn bị cho định cư Mỹ hoặc mua BDS Mỹ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VUI LÒNG LIÊN HỆ
Hotline: 0933 766 177 Ms. Liến ( zalo/viber)
Email: [email protected]
Gần 150 bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản đã tham dự hội thảo “Happy Mom Conference-Tôi chọn làm mẹ hạnh phúc,” tại Tokyo.
Ngày 21/4, gần 150 bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản đã tham dự hội thảo “Happy Mom Conference-Tôi chọn làm mẹ hạnh phúc,” tại Tokyo.
Hội thảo này do Vietnamese Professionals in Japan (VPJ) phối hợp với Ban điều hành Trường Việt ngữ Tokyo (TVS) tổ chức.
Khách mời là những phụ nữ Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn trong những năm tháng sinh sống ở Nhật Bản, từ lúc sinh con, nuôi dạy con cái cho đến lúc đi làm và cuối cùng đã có một cuộc sống hạnh phúc nhờ biết cân bằng cuộc sống gia đình và sự nghiệp.
Chị Bùi Tú Quyên, thành viên Ban Điều hành VPJ, cho biết VPJ tổ chức hội thảo này nhằm tạo ra sân chơi cho các cặp vợ chồng người Việt ở Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm và thông tin hữu ích về cuộc sống gia đình, công việc và cách nuôi dạy con.
Bên cạnh đó, thông qua sự kiện này, VPJ muốn kết nối các gia đình người Việt Nam tại Nhật Bản.
Chị Quyên nói: “Ban Tổ chức hy vọng chương trình này này sẽ tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản và trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều người Việt Nam thành công tại đây.”
[Tăng cường tình đoàn kết giữa các hội nhóm người Việt tại Nhật Bản]
Tại hội thảo, các khách mời đã chia sẻ các thông tin hữu ích xoay quanh những chủ đề nóng mà nhiều bạn trẻ đang quan tâm như những khó khăn trong quá trình sinh và nuôi con tại Nhật Bản; kinh nghiệm nuôi dạy con ở Nhật Bản; làm thế nào để cân bằng cuộc sống gia đình và sự nghiệp; làm gì để dạy con học tiếng mẹ đẻ hay làm gì để gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc cho con cái; làm gì để vừa có thể nuôi dạy con tốt, vừa làm được công việc mà mình mong muốn…
Chị Đào Quỳnh Anh, một người Việt đang làm việc tại Trường Việt ngữ Tokyo (TVS), cho biết chị có con vừa mới vào lớp 1 ở Nhật Bản. Trong thời gian qua, chị đã gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng giữa việc đi làm và nuôi dạy con cái. Qua buổi hội thảo này, chị đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm giúp cân bằng hai vấn đề đó.
Bên lề hội thảo, VPJ đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích nhằm giúp kết nối các gia đình người Việt tại Nhật Bản như trao đổi, cho tặng đồ cũ vẫn có giá trị sử dụng tốt giữa các gia đình người Việt…
VPJ là một tổ chức phi lợi nhuận, tập hợp các trí thức trẻ Việt Nam đã và đang làm việc tại Nhật. VPJ được thành lập với mục tiêu kết nối cộng đồng người Việt Nam ở đất nước Mặt Trời mọc, là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội phát triển sự nghiệp trong cộng đồng.
Anh Tạ Việt Phương, một thành viên sáng lập VPJ, cho biết ngoài Happy Mom Conference, VPJ đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích cho cộng đồng người Việt tại Nhật Bản như hội thảo phát triển sự nghiệp, chương trình talkshow “Talk VietPro-Giấc mơ Việt tại Nhật” hay hội thảo Viettech Day Tokyo về công nghệ và công nghệ thông tin./.