Cải thiện, duy trì cảnh quan tự nhiên hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,…
Cải thiện, duy trì cảnh quan tự nhiên hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,…
Sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (tiếng Anh: Organic agriculture production) hay còn gọi là canh tác hữu cơ là hệ thống quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với Điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái;
Là sự kết hợp kĩ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.
1. Vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ theo quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ:
2. Trường hợp sử dụng vật tư đầu vào:
a) Giống cây trồng, vật nuôi hữu cơ; thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ; phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;
b) Phân bón và chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và chất kiểm soát sinh vật gây hại; chất hỗ trợ chế biến, chất phụ gia; chất làm sạch, khử trùng trong chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản phải được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn; đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
05 nguyên tắt quy định thực hiện trong canh tác nông nghiệp hữu cơ
Organic là gì? Tư vấn chứng nhận Organic
Từ khi tham gia mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị do ngành nông nghiệp địa phương phát động, ông K’Long Ha Prăng, người dân tộc K’ho, ở xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không còn lo lắng về đầu ra sản phẩm trước sự biến động của thị trường. Ông cho biết, chỉ cần canh tác theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo các quy trình sản xuất do HTX trên địa bàn đưa ra cà phê sẽ bán được giá cao, thu nhập tăng hơn rất nhiều trên cùng diện tích canh tác so với trước.
“Nhờ được các cán bộ hướng dẫn tập huấn kỹ thuật bà con mới có sự đổi mới trong quá trình thu hái cà phê. Cụ thể là bà con chỉ được hái quả chín, hái những quả đảm bảo đạt lượng đường theo quy định. Trước đây cà phê mình làm không có giá, nay giá đang tăng từng ngày, vì vậy cần phải chấp hành đúng theo quy định của HTX đưa ra để đảm bảo duy trì chất lượng. Trước đây, không có ai chỉ vẽ làm cà phê phải thế này, thế kia nhưng giờ được chỉ dẫn cụ thể bà con ai cũng thích”, ông K’Long Ha Prăng chia sẻ.
Xác định cà phê là một trong những cây trồng chủ lực, thương hiệu cà phê Arabica Lạc Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, ngoài vận động người dân sản xuất theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị, chính quyền địa phương nơi đây còn thúc đẩy sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu.
Ông Y Cường - một hộ sản xuất cà phê lâu năm ở xã Lát, huyện lạc Dương cho biết, từ khi được tham dự các lớp tập huấn mới hiểu được canh tác như thế nào hạt cà phê mới bán được giá cao.
“Sản xuất cà phê bền vững lúc đầu mới nghe ai cũng rất mơ hồ. Sau khi được chính quyền giới thiệu rõ, bà con cũng dần nắm bắt vững và ý thức được việc mất rừng sẽ dẫn đến suy thoái cà phê, ảnh hưởng đến giá thành cà phê. Trong những năm vừa qua bà con được tập huấn, nghe thông tin bên châu Âu sẽ không mua cà phê ở chỗ nào để mất rừng, vì vậy bà con e ngại và rất có ý thức và thay đổi. Hiện bà con tập trung cải thiện năng suất cũng như sản lượng và chất lượng cà phê”, ông Y Cường tâm sự.
Lâm Đồng có hơn 170.000 ha cà phê, diện tích đứng thứ hai trong cả nước (sau tỉnh Đắk Lắk), với sản lượng bình quân đạt 600.000 tấn/năm. Cùng với Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đang phát triển nhiều vùng chuyên canh cà phê đặc sản có quy mô lớn tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng và TP Đà Lạt. Giá trị ngành hàng cà phê đang chiếm 60% ngành nông nghiệp Lâm Đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, những quy định nghiêm ngặt nhất theo tiêu chuẩn EU trong sản xuất nông nghiệp là không gây mất rừng, phải truy xuất được nguồn gốc, thân thiện môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Đây là định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững nói chung, sản xuất cà phê nói riêng mà tỉnh Lâm Đồng đang hướng tới.
“Nguồn nước dành cho canh tác cà phê luôn được đảm bảo ổn định, quá trình chăm sóc cây cà phê tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa học để canh tác bền vững và sản xuất có trách nhiệm với thiên nhiên. Chỉ cần làm 4 điều này là ngành cà phê đã thực hiện rất tốt vấn đề sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng. Tỉnh Lâm Đồng đã sẵn sàng đủ điều kiện thực hiện tốt và người nông dân đã ý thức tốt về sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng. Để thực hiện vấn đề này, tỉnh Lâm Đồng luôn gắn việc chuỗi giá trị toàn cầu, chứng minh canh tác, sản xuất cà phê không gây mất rừng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh về chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Phạm S khẳng định.
Năm 2023, tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu được 80.600 tấn cà phê nhân, đạt giá trị hơn 180 triệu USD, tăng 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Để tiếp tục nâng cao giá trị cho loại cây trồng này, cùng với tiếp tục mở rộng diện tích cà phê được cấp chứng chỉ bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C, tỉnh Lâm Đồng đang tập trung thúc đẩy phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu.
1. Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
2. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
3. Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.
4. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.
5. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Xem thêm: Làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?
Quản lý tài nguyên đất, nước, không khí
1. TCVN về nông nghiệp hữu cơ được xây dựng, công bố và áp dụng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài:
a) Trường hợp sản xuất để xuất khẩu: cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn theo thỏa thuận, hợp đồng với tổ chức nhập khẩu.
b) Trường hợp sản xuất hoặc nhập khẩu để tiêu thụ trong nước: cơ sở có thể áp dụng tiêu chuẩn mà Việt Nam là thành viên hoặc có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận áp dụng tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương; các bộ, cơ quan liên quan đánh giá và công bố danh sách các tiêu chuẩn quốc tế; tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hài hòa với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp dụng tại Việt Nam.
3. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.