Trẻ em là tương lai của đất nước, là hy vọng của gia đình. Làm thế nào để sinh một đứa con thông minh, khỏe mạnh và nuôi dạy trưởng thành khôn lớn là một việc được các bậc cha mẹ quan tâm.
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hy vọng của gia đình. Làm thế nào để sinh một đứa con thông minh, khỏe mạnh và nuôi dạy trưởng thành khôn lớn là một việc được các bậc cha mẹ quan tâm.
Cơ quan thực thi pháp luật và/hoặc các dịch vụ bảo vệ trẻ em (CPS) xem xét các báo cáo về lạm dụng và bỏ bê trẻ em. CPS có thể quyết định điều tra các tình huống nghiêm trọng bằng cách nói chuyện với đứa trẻ, gia đình, nhân chứng và người báo cáo. CPS sẽ quyết định có can thiệp hay không để đảm bảo đứa trẻ và gia đình được an toàn. Bất kỳ can thiệp nào CPS cũng sẽ vì lợi ích tốt nhất của trẻ.
Trong nhiều trường hợp, CPS sẽ yêu cầu phụ huynh gặp nhân viên xã hội để nói về những lo ngại về an toàn. Nhân viên xã hội có thể giúp phụ huynh xác định các cách giúp trẻ an toàn tại nhà.
Trong một số trường hợp, CPS có thể đưa đứa trẻ rời xa cha mẹ nếu chúng gặp nguy hiểm. Cha mẹ phải cho thấy họ có thể chăm sóc con mình trong môi trường an toàn như thế nào trước khi CPS trả con họ về nhà. Những trường hợp lạm dụng trẻ em nghiêm trọng, CPS có thể yêu cầu tòa án chấm dứt quyền làm cha mẹ.
Làm cha mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những gia đình đang thích nghi với một đất nước mới. Cha mẹ và trẻ em nhập cư phải đối mặt với nhiều khó khăn riêng
Hãy nói chuyện với con bạn về cảm nhận và kinh nghiệm của bạn khi thích nghi với văn hóa Mỹ. Không có vấn đề gì nếu con bạn thích nghi với văn hóa Mỹ nhanh hơn bạn. Hãy nói về những cách mà bạn và con bạn có thể cùng nhau tham gia vào cộng đồng địa phương. Cùng con học tiếng Anh và cùng tham gia các hoạt động cộng đồng
Cho con bạn cơ hội duy trì sự kết nối văn hóa của bạn. Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đọc sách và xem phim bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Cùng nhau nấu các món ăn truyền thống. Chia sẻ về các truyền thống quê nhà mà bạn yêu thích Tham gia các nhóm cộng đồng dành cho những người đồng hương.
Liên hệ với gia đình, bạn bè và các chuyên gia để được hỗ trợ. Nếu bạn đang có vấn đề về con mình, liên hệ để được giúp đỡ là rất hữu ích. Nói chuyện với con bạn, các thành viên trong gia đình, bạn bè và nhà cung cấp dịch vụ để tìm ra các giải pháp hiệu quả. Tìm hiểu về việc tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Tìm thêm các nguồn hỗ trợ cho cha mẹ và thanh thiếu niên mới đến Mỹ.
Thông tin trên trang này đến từ USA.gov, the U.S. Department of Health & Human Services, và các nguồn đáng tin cậy khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là tư vấn pháp lý.
Bạn muốn tìm kiếm thông tin cụ thể?
Cẩm Nang Con Gái (Tái Bản 2021)
Tuổi dậy thì như một thế giới lung linh sắc màu nhưng cũng thật lắm “ngóc ngách” khó hiểu. Những ai đã đi qua tuổi dậy thì có lẽ chẳng bao giờ quên sự ngạc nhiên tột bậc khi một sáng đứng trước gương, thấy cơ thể mình… khang khác. Và những điều mới mẻ cứ “dắt díu” nhau đến mỗi ngày.
Khi người lớn đôi khi còn ngần ngại “bật mí” những thắc mắc dài dằng dặc về giới tính, sinh lý… của bạn trẻ thì “Cẩm nang con gái” của nữ tác giả Violeta BaBíc sẽ là người bạn dễ thương đồng hành cùng các em gái trong tuổi dậy thì.
Với "Cẩm nang con gái", các bé gái từ 9 - 19 tuổi sẽ được trang bị kiến thức về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống của mình. Các em sẽ hiểu hơn về những thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì, những điều mà các em không biết thổ lộ cùng ai.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách, tác giả Violeta BaBíc chia sẻ tỉ mỉ về bí quyết cho làn da khỏe mạnh, bí quyết chăm sóc đôi chân, chăm sóc tóc, tập thể dục thể thao, giữ gìn vóc dáng… Tám nguyên tắc để sống khỏe mạnh được liệt kê ngắn gọn: ăn uống điều độ, không bỏ bữa; ăn chậm nhai kỹ; uống nước lọc, không dùng thức uống có cồn, hoạt động thể chất nhiều, nói không với thuốc lá, luôn lạc quan, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
Các em còn học được cách vệ sinh cá nhân đúng cách như rửa tay, tắm gội... để có được sức khỏe như ý. Nhờ thế, các em sẽ tự tin và dần trở thành những cô nàng duyên dáng, đáng yêu
Ngôn ngữ của "Cẩm nang con gái" súc tích, ân cần, như một người bạn thủ thỉ với bạn đọc những chia sẻ cần thiết.
Kỷ luật là nhằm dạy trẻ cách cư xử đúng mực. Xâm hại trẻ em là hành vi có ý làm hại trẻ em. Các hình thức xâm hại trẻ em bao gồm xâm hại về thể chất, tình cảm và tình dục và bỏ bê. Kỷ luật có thể trở thành hành vi ngược đãi trẻ em khi sự kỷ luật đó được lạm dụng để trừng phạt và làm hại trẻ em vì lý do hành vi xấu.
Nhiều luật tiểu bang coi việc để trẻ nhỏ không người giám sát là hành vi bỏ bê, đặc biệt khi điều đó khiến trẻ có nguy cơ bị tổn hại hoặc gặp nguy hiểm. Mặc dù vậy, hầu hết các tiểu bang không có luật xác định độ tuổi tối thiểu cho phép để trẻ ở nhà một mình.
Điều quan trọng là phải nghĩ đến nhu cầu, độ tuổi, sức khỏe thể chất và tinh thần của con bạn trước khi quyết định để chúng ở nhà một mình. Bạn cũng nên cân nhắc khoảng thời gian bạn không có ở nhà và hoàn cảnh nhà mà con bạn sẽ bị bỏ lại.
Nếu bạn là cha mẹ có con trong độ tuổi đi học, bạn có các yêu cầu và các quyền khác nhau.
Theo pháp luật cha mẹ bắt buộc phải cho con đi học. Bao gồm đi học ở trường công lập hoặc tư thục cũng như các chương trình học tại nhà. Luật các tiểu bang khác nhau về độ tuổi bắt buộc khi nào trẻ phải bắt đầu đi học và khi nào chúng có thể bỏ học. Cha mẹ được yêu cầu phải đảm bảo con của mình đi học thường xuyên và tuân theo các quy tắc ứng xử của nhà trường.
Cha mẹ có quyền yêu cầu đổi lớp và các hoạt động ở trường cho con mình dựa trên nhu cầu của chúng. Cha mẹ có thể chọn không cho con mình tham gia một số lớp học và bài kiểm tra tiêu chuẩn. Các trường học phải có các điều chỉnh hợp lý để đảm bảo những học sinh nhất định có cơ hội bình đẳng để thành công ở trường. Bao gồm cả các học sinh có các kỹ năng ngôn ngữ, khuyết tật, tôn giáo và giới tính khác nhau.
Cha mẹ có quyền yêu cầu hỗ trợ về sự an toàn cho con mình ở trường Trường học phải thông báo cho cho mẹ nếu con họ bị bắt nạt hoặc con họ bắt nạt các học sinh khác. Cha mẹ cũng có thể báo cáo việc bắt nạt và đối xử phân biệt cho nhân viên nhà trường. Nhà trường phải phản hồi các báo cáo đó và nỗ lực cải thiện sự an toàn cho học sinh.
Cha mẹ có trách nhiệm giám sát những trẻ lái xe ở tuổi vị thành niên, đặc biệt khi chúng có giấy phép dành cho người đang học lái xe.
Cha mẹ không thể ép buộc con cái kết hôn trái ý chúng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cho phép con cái kết hôn ở độ tuổi 16 -17 nếu luật tiểu bang yêu cầu có sự đồng ý của cha mẹ đối với trẻ dưới 18 tuổi.
Thời kỳ quan trọng nhất và khó khăn nhất trong suốt cuộc đời người phụ nữ chính là thời kỳ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ xuất hiện sự thay đổi lớn lao, tiêu hao lớn cả về tinh thần và thể chất, hơn nữa còn xuất hiện tình trạng khó thích ứng, vì thế luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, cần được chăm sóc và bảo vệ.
Trẻ con là tương lai của đất nước, là hy vọng của gia đình. làm thế nào để sinh 1 đứa con thông minh, khỏe mạnh và nuôi dạy con trưởng thành khôn lớn là việc mà tất cả bậc phu huynh quan tâm. Cuốn sách "Cẩm Nang Mang Thai Và Nuôi Dạy Con" có thể nói là một cuốn sách khá toàn diện bao gồm nhiều kiến thức hữu ích cùng cách bố cục chặt chẽ, những lời khuyên của bác sĩ, sẽ giúp bạn chủ động trong cách chăm sóc bản thân và đứa con trong bụng, trang bị một số kiến thức cần thiết trong thời kỳ mang thai để quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.
Phần 1: Bước vào vai trò làm cha mẹChương 1: Sinh con lý tưởng
Phần 2: Sự ra đời của một sinh mệnh mới
Chương 1: Sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi
Quá trình phát triển của thai nhi
Nhau thai, nước ối, cuống nhau và cử động thai
Chương 2: Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai
Chương 3: Giáo dục trẻ từ khi còn trong bụng mẹ
Chương 4: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho các thời kỳ mang thai
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và bệnh tật.
Phần 3: Hết lòng chăm sóc thế hệ tương lai khoẻ mạnh
Chương 1: Hiểu toàn diện về trẻ sơ sinh
Chương 2: Tình hình sinh trưởng và phát triển của trẻ em
Thời kỳ phát triển nhanh của trẻ em
Thời kỳ chập chứng biết đi của trẻ
Thời kỳ hiếu động trước khi đi học.
Chương 3: Cách nuôi, dạy trẻ mời sinh
Bồi dưỡng trí não trẻ phát triển toàn diện
Bồi dưỡng tâm lý để trẻ phát triển toàn diện
Bồi dưỡng cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
Chương 4: Kim chỉ nam về giáo dục
Bồi dưỡng các thói quen tốt cho trẻ
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ
Nâng cao năng lực học tập của trẻ.
Ở Hoa Kỳ có luật giải thích quyền và trách nhiệm của cha mẹ và con cái. Những luật này có thể khác nhau ở mỗi tiểu bang, quận và thành phố. Tìm hiểu về các quy tắc quan trọng mà tất cả các bậc cha mẹ nên biết.
Cha mẹ và người chăm sóc có trách nhiệm pháp lý trong việc chu cấp cho con cái của họ đến khi chúng trưởng thành. Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em trở nên người trưởng thành khi đủ 18 tuổi.
Cha mẹ có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con mình, bao gồm:
Cả cha và mẹ đều phải cấp dưỡng cho con cái của họ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào. Cha mẹ đã ly hôn có thể được yêu cầu trả tiền cấp dưỡng con cái tùy thuộc vào việc cha mẹ nào có quyền nuôi con.
Tất cả các tiểu bang đều có luật bảo vệ trẻ em khỏi bốn loại ngược đãi chính.
Cha mẹ có vấn đề về lạm dụng chất kích thích có thể bị buộc tội lạm dụng và bỏ mặc trẻ em trong một số tình huống nhất định. Để trẻ em tham gia hoạt động ma túy bất hợp pháp cũng là một tội ác ở nhiều tiểu bang.
Mỗi bang theo pháp luật yêu cầu những người nhất định phải báo cáo việc lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em cho cảnh sát và các cơ quan phúc lợi trẻ em. Điều này có thể xảy ra nếu họ biết hoặc nghi ngờ về việc này. Những người báo cáo bắt buộc này bao gồm nhân viên xã hội, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chuyên gia sức khỏe tâm thần, giáo viên, nhân viên trường học, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và các nhân viên thực thi pháp luật. 18 tiểu bang yêu cầu tất cả mọi người phải báo cáo việc lạm dụng và bỏ bê trẻ em.