Vui lòng nhập vào form bên dưới để chúng tôi để nhận ưu đãi !
Vui lòng nhập vào form bên dưới để chúng tôi để nhận ưu đãi !
Để nâng cao sức cạnh tranh cho trái sầu riêng Tiền Giang, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp trong vài năm tới đây, bao gồm giữ ổn định diện tích trồng sầu riêng hiện tại và áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ.
Tiền Giang khuyến khích nông dân áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến như VietGAP và GlobalGAP, nhân rộng mô hình hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp, và thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Mục tiêu là tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự an toàn và khả năng truy xuất nguồn gốc, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Qua đó, kỳ vọng nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và phát triển bền vững cho vùng chuyên canh sầu riêng.
Để nâng cao chất lượng sầu riêng Tiền Giang xuất khẩu thì việc sử dụng máy bay xịt thuốc nông nghiệp đang là lựa chọn tối ưu, với AgriDrone – một đơn vị cung cấp drone nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và cung cấp sản phẩm này, đặc biệt là máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng.
AgriDrone cung cấp nhiều loại máy bay phun thuốc nông nghiệp hiện đại như DJI Agras T10, DJI T20P, DJI T30, và DJI T40, góp phần giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả canh tác.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với lượng nhập khẩu hàng năm hơn 1,4 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, những năm gần đây, Trung Quốc đã nghiên cứu trồng thành công sầu riêng thương mại, với diện tích và sản lượng ngày càng tăng.
Trung Quốc đã trồng thử nghiệm sầu riêng từ những năm 50 của thế kỷ trước, song phải đến năm 2019, loại cây này mới bắt đầu được trồng trên quy mô lớn ở Hải Nam.
Theo mạng tin tức Trung Quốc, diện tích trồng sầu riêng hiện nay ở Hải Nam là gần 2.700 ha, chủ yếu tập trung ở các địa phương phía Nam hòn đảo này như Tam Á, Bảo Bình, Lạc Đông và Lăng Thủy. Ước tính diện tích cây sầu riêng cho thu hoạch năm nay khoảng 270 ha, cho sản lượng từ 150 - 200 tấn. Mùa thu hoạch sầu riêng của Hải Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, cao điểm là vào tháng 7 hàng năm.
Do là sầu riêng nội địa và hái chín cây, nên sầu riêng Hải Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Trong đó, sầu riêng giống Musang king có thể được thu mua với giá lên đến 200 NDT (khoảng hơn 700.000 đồng/kg).
Theo nhiều chuyên gia, diện tích cũng như năng suất sầu riêng Trung Quốc còn hạn chế và vẫn chưa ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu sầu riêng của các nước, trong đó có Việt Nam vào thị trường nước này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Việt Nam cũng cần phải có chiến lược phát triển bền vững mặt hàng tỷ USD này để nâng cao hơn nữa chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo thương hiệu cho sầu riêng Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Ở Tiền Giang, sầu riêng đang phát triển mạnh mẽ với tổng diện tích lên tới hơn 22.000 hecta. Trong năm nay, toàn tỉnh có thêm 135 hecta diện tích sầu riêng được trồng mới, với phần lớn diện tích đang trong giai đoạn cho thu hoạch, mang lại sản lượng ước tính lên đến 355.000 tấn mỗi năm.
Ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, diện tích trồng sầu riêng hiện nay khoảng 9.013 hecta, bao gồm nhiều giống khác nhau. Mỗi năm, những vườn sầu riêng này cho sản lượng ấn tượng, đạt 197.119 tấn, với năng suất trung bình là 22 tấn mỗi hecta.
Khu vực chuyên canh sầu riêng của huyện Cai Lậy tập trung chủ yếu ở các xã như Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Hội Xuân, Long Khánh, Cẩm Sơn, Phú An và Hiệp Đức.
Đặc biệt nhất là sầu riêng Ngũ Hiệp đã tạo nên thương hiệu sầu riêng với chất lượng cao, được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế tỉnh.
Đáng chú ý là ở một số khu vực trồng lúa ở các huyện Cái Bè, Tân Phước,… người dân đã dần chuyển thành trồng sầu riêng. Việc này đã giúp nông dân tăng thu nhập đáng kể so với khi trồng lúa. Nhờ vậy, những khu vực này trở thành các vùng chuyên canh sầu riêng có hiệu quả cao.
Giống sầu riêng khổ qua xanh được trồng rộng rãi ở Huyện Cai Lậy. Cây có tán dày, sinh trưởng khỏe mạnh, và dễ ra hoa đậu trái, đảm bảo năng suất cao. Trái sầu riêng Khổ Qua Xanh có hình thoi với trọng lượng trung bình từ 1.4 đến 1.6 kg. Đặc trưng của giống này là vị ngọt hơi đắng, thơm và béo vừa phải, nhưng tỷ lệ cơm thấp chỉ 19-20%.
Sầu riêng Tiền Giang, nhờ lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đã trở thành một trong những nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho tỉnh.
Sầu riêng Tiền Giang là mặt hàng nông sản chất lượng cao, đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho tỉnh nhờ vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Tỉnh đã nhận được 5 mã số vùng trồng chính thức và có thêm 149 hồ sơ đang chờ duyệt, với 70%-80% sản lượng sầu riêng được xuất khẩu. Việc chế biến 20% sản phẩm trước khi xuất khẩu cùng giá bán cao đã tạo lợi nhuận hàng tỷ đồng cho mỗi ha, đứng đầu về thu nhập trong các loại cây trồng đặc sản của tỉnh, chứng minh tiềm năng và sức hút của sầu riêng Tiền Giang trên thị trường quốc tế.
Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 11/11 tiếp tục tăng sau khi tăng mạnh tới 55.000 - 60.000 đồng/kg vào phiên trước tại tất cả các vùng trồng chính.
Hiện tại, giá sầu Thái loại đẹp phổ biến lên tới 170.000 - 175.000 đồng/kg tùy vùng. Giá sầu riêng trái vụ neo ở mức cao đối với hàng loại rất đẹp xuất khẩu và có nơi lên tới trên 190.000 đồng/kg khi bước vào vụ thu hoạch vụ nghịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Vào ngày 11/11, các công ty và vựa thu mua sầu riêng tại Tiền Giang đã công bố mức giá thu mua sầu riêng Thái loại A (2,7 hộc, trọng lượng từ 1,9 - 5kg) từ 190.000 - 195.000 đồng/kg. Loại B có giá thấp hơn, từ 170.000 - 175.000 đồng/kg.
Sầu riêng Ri 6 loại A cũng có mức giá từ 145.000 - 160.000 đồng/kg, trong khi loại B dao động từ 115.000 - 130.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục, phản ánh nhu cầu lớn từ thị trường. Sầu riêng Ri6 xô cũng đạt giá cao nhất lên tới 70.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, dù diện tích sầu riêng tăng (đạt khoảng 21.790ha vào cuối năm 2023), sản lượng thực tế lại có xu hướng giảm do ảnh hưởng của thời tiết. Những vườn sầu riêng lâu năm, vốn là nguồn cung chủ yếu, không thể duy trì năng suất như trước, đẩy giá sầu riêng lên cao và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương lái.
Nông dân và vựa thu mua sầu riêng đều hy vọng khắc phục tình trạng khó khăn này trong những năm tới. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết bất lợi hiện nay, việc duy trì nguồn cung ổn định sẽ là một thách thức lớn đối với ngành sầu riêng tại miền Tây.
Không chỉ riêng Tiền Giang, tình trạng khan hiếm sầu riêng cũng đang xảy ra ở các tỉnh lân cận như Bến Tre. Theo ghi nhận, tại huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), giá thu mua sầu riêng cũng đã tăng cao. Các thương lái ở Bến Tre cũng cho biết, việc tìm nguồn cung từ các vườn sầu riêng đang trở nên khó khăn, khi số lượng trái sầu riêng đạt chuẩn xuất khẩu ngày càng ít.
Tính riêng trong tháng 9, xuất khẩu sầu riêng đã chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Còn tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đạt tới 2,7 tỷ USD, kỷ lục xuất khẩu chưa từng có với một loại trái cây của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng của chúng ta đang chịu cạnh tranh khá lớn tại thị trường chính là Trung Quốc. Vì thế đây cũng là thời điểm để đẩy mạnh việc hình thành những mô hình sầu riêng bền vững.
Là một trong những địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những vùng trọng điểm hướng sẽ phải hình thành nên các liên kết sản xuất giữa các tổ chức nông dân, đó là tổ hợp tác xã với các doanh nghiệp và phải áp dụng chặt chẽ các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt để làm sao đảm bảo chất lượng mới có thị trường và xuất khẩu nâng cao giá trị.
Có thể thấy, với ngành hàng sầu riêng, nông dân sẽ là hạt nhân của những liên kết, còn các doanh nghiệp là người dẫn dắt. Vì họ chính là người cung cấp kỹ thuật canh tác mới, cung cấp vật tư và thậm chí sẽ có những doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra bền vững cho hộ nông dân.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào năm 2023, nước này nhập khẩu hơn 1,4 triệu tấn sầu riêng, với giá trị tăng 70% so với cùng kỳ năm trước ở mức 6,7 tỷ USD. Nhưng các chuyên gia lưu ý rằng mức tiêu thụ sầu riêng bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc chỉ vào khoảng 1kg, so với 13kg ở Malaysia và 4kg đến 5kg ở Thái Lan.
Bên cạnh đó, sầu riêng vẫn được coi là một loại “siêu trái cây” đắt đỏ ở những thành phố giàu có của Trung Quốc như Thượng Hải. Một quả sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan nặng 3kg đến 4kg vẫn có giá từ 100 đến 150 nhân dân tệ tại các siêu thị ở Thượng Hai. Mức tiêu thụ giảm ở khắp mọi nơi và sầu riêng không phải là thứ không thể thiếu.