Pháp luật hiện hành quy định trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Pháp luật hiện hành quy định trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau:
Như vậy, thời gian nhận trợ cấp thôi việc của người lao động khi đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo Luật định và không thuộc các trường hợp nêu trên.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế tncn. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế TNCN.
Như vậy trợ cấp thôi việc thấp hơn so với mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn mà công ty vẫn trừ tiền cũng như không chứng minh được số tiền đã trừ thì người lao động gửi đơn khiếu nại lần đầu đến công ty nếu công ty không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định của công ty thì có thể tiếp tục khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết.
Bên cạnh đó, nội dung quy định trên được hướng dẫn, giải đáp bởi Công văn 6553/CT-TTHT năm 2018 như sau:
- Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
- Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Văn phòng khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Theo đó, tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
Lý do chính để đóng thuế thu nhập cá nhân là để đóng góp cho các hoạt động công cộng, bao gồm các dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế của quốc gia. Thông qua việc thu thuế, chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ công cộng miễn phí hoặc giảm giá cho người dân, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh, giao thông vận tải, chăm sóc xã hội và nhiều dịch vụ khác.
Do đó các trợ cấp cũng không nằm ngoài các khoản tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Các khoản trợ cấp tính thuế thu nhập cá nhân (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quy định này cơ bản kế thừa lại quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
+ Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
- Không thuộc trường hợp: NLĐ nghỉ hưu hoặc NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Trước đó, theo Điều 42 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bởi điểm b khoản 56 Điều 1 Bộ luật Lao động sửa đổi 2002 có quy định như sau:
Theo đó, trước ngày 01/5/2013 (ngày Bộ luật Lao động 2012 chính thức có hiệu lực) thì pháp luật lao động chỉ loại trừ trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do bị sa thải.
Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp bắt buộc từ người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên trợ cấp thôi việc được tính theo mức lương nào thì không phải người lao động nào cũng nắm được.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương với công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Tiền lương x Thời gian làm việc
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, tiền lương làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, cụ thể là các khoản sau:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
Như vậy, mức lương để tính trợ cấp thôi việc là mức lương bình quân theo hợp đồng lao động, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc theo như quy định nêu trên.
Mức lương tính trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)