TP - Tròn 70 năm trước, năm 1953, hoạ sĩ Bùi Trang Chước bắt đầu quá trình vẽ mẫu quốc huy Việt Nam. Sau hai năm miệt mài sáng tác với 112 bản vẽ, cuối cùng mẫu Quốc huy do hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ đã được lựa chọn để trở thành Quốc huy Việt Nam.
TP - Tròn 70 năm trước, năm 1953, hoạ sĩ Bùi Trang Chước bắt đầu quá trình vẽ mẫu quốc huy Việt Nam. Sau hai năm miệt mài sáng tác với 112 bản vẽ, cuối cùng mẫu Quốc huy do hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ đã được lựa chọn để trở thành Quốc huy Việt Nam.
Có thể kể đến 3 phương pháp chế tác chính mà Lê Gia hiện sử dụng trong ngành chế tác logo, huy hiệu, quốc huy bằng đồng.
Phương pháp được người thợ sử dụng các loại acid ăn mòn nội dung tấm biển (làm cho nội dung khắc xuống bề mặt kim loại) trước khi phủ sơn theo các màu đã được thiết kế.
Nội dung ăn mòn thường được tạo trên máy tính, trải qua các bước như cắt decal hoặc ra phim. Trước khi phủ lên bề mặt tấm kim loại, acid được dội vào, những nội dung sẽ được ăn mòn trên tấm kim loại.
Giữa mùa COVID-19 vắng lặng, triển lãm Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước đã thu hút rất đông người tới xem ngay trong buổi sáng khai mạc ngày 25-8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
Sau triển lãm năm 2004, đây là lần thứ 2 công chúng được thấy tận mắt cả trăm phác thảo trong suốt quá trình 2 năm họa sĩ Bùi Trang Chước sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam đến khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ký phê duyệt tháng 1-1956.
Công chúng đến với triển lãm các mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
"Lịch sử cũng có những câu chuyện buồn"
Xúc động tại triển lãm tưởng thưởng cha mình là tác giả của Quốc huy Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Thủy (Bùi Minh Thủy) - con gái cố họa sĩ Bùi Trang Chước, sinh đúng năm Quốc huy ra đời - kể lại những góc khuất nửa thế kỷ của cha.
Từ năm 1953 đến 1955, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có hơn 100 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo, bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy.
Sau nhiều chỉnh sửa, ông chọn 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10-1954, từ hơn 300 mẫu Quốc huy của các họa sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương lựa chọn trình Chính phủ.
Bà Bùi Minh Thủy (thứ hai từ trái sang), con gái của cố họa sĩ Bùi Trang Chước, tại triển lãm vinh danh, tưởng thưởng cha mình là tác giả Quốc huy Việt Nam - Ảnh: ANH MINH
Sau đó, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật Chính phủ giao, họa sĩ Bùi Trang Chước lên đường sang Trung Quốc để vẽ và in tiền, không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của trung ương sau kỳ họp Quốc hội tháng 9-1955.
Nhiệm vụ này sau đó được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn - việc đã gây ngộ nhận và nhầm lẫn trong suốt 50 năm rằng họa sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả của Quốc huy Việt Nam.
Mẫu phác thảo Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước được đặt cạnh Quốc huy Việt Nam năm 1956 và Quốc huy Việt Nam ngày nay - Ảnh: T.ĐIỂU
Tại triển lãm, công chúng được xem công văn số 237/MT ngày 24-11-1954 của Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương do chính họa sĩ Trần Văn Cẩn ký, gửi Bộ Tuyên truyền về việc sửa mẫu quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước.
Theo đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn xác nhận 15 mẫu quốc huy mà Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng duyệt mẫu quốc huy là của họa sĩ Bùi Trang Chước.
Nhưng khi công bố Quốc huy Việt Nam thì họa sĩ Trần Văn Cẩn lại được công nhận là tác giả.
Công văn ngày 24-11-1954 của Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương - Ảnh: T.ĐIỂU
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết mãi đến năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải mới kết luận: Họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả đầu tiên của Quốc huy Việt Nam được chọn, họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉ là người thực hiện ý kiến chỉ đạo của trung ương là chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy Việt Nam.
Ông Đoàn cho biết thêm đầu những năm 2000, một tổ tư vấn đã được thành lập để tìm ra tác giả mẫu Quốc huy Việt Nam. Họ đã làm việc trong hai năm và tìm ra được những minh chứng quan trọng, đặc biệt là các bản mẫu phác thảo còn giữ được đều có hình mờ chìm là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - nơi họa sĩ Bùi Trang Chước làm việc, không thể làm giả được.
"Đôi khi lịch sử cũng có những câu chuyện buồn trong việc ghi nhận công lao của những người cống hiến thầm lặng", họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.
Sắc lệnh số 254-SL ngày 14-1-1956 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh
Hiện gia đình và Hội Mỹ thuật Việt Nam đều mong Nhà nước có sự ghi nhận xứng đáng đối với người họa sĩ có đóng góp to lớn cho đất nước nhưng chịu nhiều thiệt thòi này.
"Chúng tôi sẽ nói gia đình chuẩn bị hồ sơ tiếp tục gửi Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ở lĩnh vực mỹ thuật. Với đóng góp của cố họa sĩ Bùi Trang Chước, ông rất xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh", họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.
"Cụ thiệt thòi chỉ biết đem hết sức lực của mình cống hiến cho đất nước, không màng danh lợi gì", bà Bùi Minh Thủy xúc động nói về cha mình.
Di bút Tôi vẽ mẫu Quốc huy do họa sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 2-4-1985 được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936 - 1941). Ngoài là tác giả của Quốc huy Việt Nam, ông còn nổi tiếng là người Việt Nam vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương.
Ông cũng là họa sĩ của những mẫu bằng khen, huân chương, huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng như các mẫu tiền của Nhà nước.
Một số mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày tại triển lãm:
Một mẫu phác thảo quốc huy với hình cột cờ Hà Nội, lúa, tre và cau của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với cây tre và con trâu - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với hình tháp rùa hồ Gươm - Ảnh: T.ĐIỂU
Phác thảo mẫu quốc huy với hình cổng thành Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU
Một mẫu phác thảo quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Hình ảnh con trâu từng được họa sĩ Bùi Trang Chước đưa vào nhiều mẫu phác thảo quốc huy - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với hình ảnh cờ đỏ sao vàng - Ảnh: T.ĐIỂU
Những mẫu phác thảo quốc huy siêu nhỏ như con tem của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Phác thảo quốc huy với hình ảnh ngô và lúa - Ảnh: T.ĐIỂU
Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
**********************************
LIÊN HỆ TRANG VÀNG 0934.498.168/ 0915.972.356(số Hotline/ )
Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15 đến 20/9/1955), Quốc hội đã quyết định chọn mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sỹ Trần Văn Cần sáng tác. Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc ta và tiền đồ sáng lạn của nước ta, bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.
(Theo Nhân Dân hàng tháng, số 4/8 - 1997)
Trích từ Website của Ðảng http://www.cpv.org.vn